ERP ngành hạt điều

Phần mềm ERP ngành sản xuất chế biến hạt điều là giải pháp được LinkQ nghiên cứu và lập trình nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp.

BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG

 

NGÀNH SẢN XUẤT HẠT ĐIỀU

 

Như chúng ta đã biết, cây điều ở nước ta phát triển rất nhanh, từ những thập niên 80 của thế kỷ trước đã đưa vào trong cơ cấu cây trồng thuộc ngành lâm nghiệp. Đến năm 1990, nó đã trở thành một cây công nghiệp lâu năm xuất khẩu chủ lực, có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất ở vùng Đông Nam Bộ,vùng thấp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một số vùng đất cao ở đồng bằng sông Cửu Long.

 

Việc xuất khẩu các loại hạt của Việt Nam những năm gần đây đang có những bước phát triển ấn tượng, đặc biệt là hạt điều. Việt Nam đang có một sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh những năm qua, giành được thị phần từ các đối thủ cạnh tranh chính là Ấn Độ và Braxin. Việt Nam đang cải tiến mức độ chế biến nên đã mạnh mẽ chuyển từ nhà sản xuất hạt thô sang xuất khẩu hạt điều chế biến.

 

Bên cạnh cơ hội, thì thị trường năm 2020, giá hạt điều thô và hạt điều chế biến có những biến động trong biên độ hẹp do diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu,  ngày càng có những chính sách mới nhằm siết chặt hơn, như việc áp giá sàn hạt điều thô khi giao dịch, hay chính phủ đứng ra trực tiếp dự trữ và giao dịch.

 

Trước những thách thức và cơ hội trên, các doanh nghiệp sản xuất - chế biến hạt điều phải tự trang bị, nắm bắt kịp thời kiến thức trong ngành cũng như việc ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất - chế biến của doanh nghiệp mình.

 

 

GIẢI PHÁP LINKQ ERP 

 

ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU

 

 

I. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG QUÁT

 

 

 

 

1. Theo dõi mua hàng:

 

- Hợp đồng mua hàng: thông tin Nhà cung cấp (NCC), mặt hàng, số lượng, giá, tiền cọc, ngày ký.

 

- Theo dõi hàng nhập: số hợp đồng, nguồn gốc, giá, số lượng, giá theo hợp đồng.

 

- Báo cáo chênh lệch giữa hợp đồng với thực tế nhập kho.

 

2. Theo dõi bán hàng:

 

- Hợp đồng bán hàng: thông tin khách hàng, mặt hàng, số lượng, tiền cọc, ngày ký.

 

- ​Đơn đặt hàng bán: nếu còn hàng trong kho thì xuất kho bán hàng

 

- Nếu hàng hết hoặc thiếu thì bắt đầu sản xuất. Quản lý kho sản xuất qua từng công đoạn (chi tiết ở mục II.)

 

- Nhập kho thành phẩm.

 

- Xuất hóa đơn bán hàng.

 

- Theo dõi giao hàng:

 

+ Số hợp đồng

 

+ Loại hàng

 

+ Giá bán

 

+ Thời gian giao hàng

 

+ Thành phẩm trả lại

 

+ Đặt cọc

 

+ Còn lại

 

+ Ngày tàu chạy

 

+ Ghi chú

 

- Theo dõi doanh thu, công nợ theo hợp đồng, khách hàng (kế toán chi tiết theo mục III.).

 

II. QUẢN LÝ KHO THEO ĐẶC THÙ

 

1. Sơ đồ quản lý các công đoạn kho

 

 

- Điều tươi được nhập về theo lô, mỗi lô có nhiều cây.

 

- Gồm các kho sau: Kho NVL (nội địa và nhập khẩu), kho Sàng hấp - chẻ tách, kho sấy – hồi ầm, kho rang muối, kho bốc chà lụa, kho phân loại (máy, tay), kho gia công cạo vỏ lụa (mỗi nhà gia công tính 1 kho), kho thành phẩm đóng gói.

- Có thể xuất kho để bán ở 1 công đoạn bất kỳ (xuất NVL, xuất nhân sống, xuất dơ lụa).

 

2. Phân tích chi tiết kho

 

​Qua mỗi công đoạn đều có nhập kho và xuất kho. Trong từng công đoạn cần quản lý những thông tin như sau:

 

* Công đoạn 1Mua Nguyên Liệu tươi để phơi khô. (mỗi ngày có thể nhập từ nhiều khách hàng, nguồn hàng khác nhau) các dữ liệu theo dõi bao gồm:

 

- Ngày tháng năm

 

- Số lô

 

- Nguồn gốc hàng

 

- NCC

 

- Số lượng (kg)

 

- Chất lượng: Số Hạt/kg: …………  Thu hồi……… (tỷ lệ nhân lấy được sau khi tách vỏ cứng).

 

* Công đoạn 2: Phơi khô và nhập kho/ hàng nhập khẩu

 

- Ngày tháng năm

 

- Nhập vào cây NL số:   Kho:

 

- Số lô (lấy từ số lô điều tươi)/ đối với hàng nhập khẩu thì số lô là số HD/tên nguồn gốc)

 

- Nguồn gốc hàng

 

- Khách hàng

 

- Số lượng nhập kho

 

- Hao hụt (%)

 

- Độ Ẩm

 

- Chất Lượng: Số Hạt/kg: …………  Thu hồi……… (là tỷ lệ nhân lấy được sau khi tách vỏ cứng).

 

* Công đoạn 3: Xuất kho sàng Hấp

 

- Mã lô (mã số cây hàng\tên nguồn hàng\ngày xuất kho)

 

- Xuất từ cây NL số

 

- Ngày tháng năm

 

- Nguồn gốc hàng

 

- Số lượng xuất kho

 

- Số lượng hấp

 

* Công đoạn 4: Chẻ - Tách vỏ cứng (Hàng sau khi hấp được chẻ tách vỏ cứng để lấy nhân bên trong. Nhân bao gồm nhân nguyên, nhân băm và nhân bể)

 

- Mã lô (lấy theo mã lô xuất kho hấp)

 

- Ngày tháng năm

 

- Số lượng nhân nguyên: Thùng A:                    Thùng B

 

- Số lượng nhân chẻ lần 1:

 

- Số lượng nhân băm:

 

- Số lượng nhân bể (tỷ lệ bể báo động: trên 3% đối với thùng A và trên 5 % đối với thùng B)

 

* Công đoạn 5A: Sấy và hồi ẩm

 

- Mã lô (lấy theo mã lô xuất kho hấp)

 

- Ngày tháng năm

 

- Khối lượng đưa vào lò sấy

 

- Nguyên             Băm            Bể

 

- Nhiệt độ sấy

 

- Thời gian sấy

 

- Độ ẩm sau khi sấy.

 

- Hồi ẩm (theo dõi dạng thông tin)

 

+ Cài đặt

 

+ Lạnh: Nhiệt độ… thời gian… Nóng: nhiệt độ:…  thời gian:…

 

+ Độ ẩm trước khâu chà lụa

 

* Công đoạn 5B: Rang muối

 

- Số lượng nhân nguyên

 

- Số lượng nhân bể

 

- Lượng muối tiêu thụ

 

- Thu hồi

 

- Số lượng nhân sau khi rang

 

- Tỷ lệ hao hụt

 

* Công đoạn 6: Bốc, chà vỏ lụa – phân size

 

- Mã lô (lấy theo mã lô xuất kho hấp)

 

- Ngày tháng năm

 

- Độ ẩm

 

- Màu sắc

 

- Số lượng size 180-210 (39 hạt - 46 hạt)

 

- Số lượng size 240-280 (52 hạt-62 hạt)

 

- Số lượng size 320 (65 hạt – 73 hạt)

 

- Số lượng size 450 (trên 80 hạt)

 

- Số lượng Bể lớn

 

- Số lượng bể SP

 

- Số lượng bụi

 

* Công đoạn 7Phân loại bằng máy tách màu (từng loại hàng sau khi phân size ở công đoạn 7 sẽ được máy tách màu phân loại theo kích cở và màu sắc)

 

- Mã lô (lấy theo mã lô xuất kho hấp)

 

- Ngày tháng năm (Xem bảng nhân thành phẩm)

 

- Độ ẩm hàng nhập kho

 

- Nhân cần xử lý lại

 

* Công đoạn 8: Phân loại tay - giao công nhân phân loại phân tay các loại hàng cần xử lý lại (vì không thể thực hiện bằng máy)

 

- Mã lô (lấy theo mã lô xuất kho hấp)

 

- Ngày tháng năm

 

- Loại hàng giao Phân Loại tay

 

- Số lượng giao:

 

- Sau khi công đoạn phân loại tay hoàn thành sẽ được thu hồi và nhập vào kho thành phẩm với các loại hàng khác nhau.

 

- Loại hàng (Grade) và Số lượng thu hồi của từng loại

 

- Độ ẩm   

 

- Màu sắc

 

* Công đoạn 9Cạo vỏ lụa - giao gia công cạo vỏ lụa bằng tay (hàng còn sót lại sau khi bốc vỏ lụa bằng máy ở công đoạn 7, và được tách riêng khỏi cụm hàng từ công đoạn 8 và công đoạn 9). Theo dõi gia công bằng phiếu giao vỏ lụa gia công:

 

- Mã lô (lấy theo mã lô xuất kho hấp)

 

- Đơn vị nhận gia công

 

- Ngày tháng năm

 

- Loại hàng giao gia công

 

- Dơ lụa A/B/C (Lớn; Nhỏ)

 

- Số lượng

 

- Độ ẩm

 

- Màu sắc

 

- Phiếu thu hồi hàng vỏ lụa đã gia công:

 

+ Mã lô (lấy theo mã lô xuất kho hấp)

 

+ Ngày tháng năm

 

+ Đơn vị nhận gia công

 

+ Thu hồi lô hàng giao ngày

 

+ Độ ẩm

 

+ Màu sắc.

 


- Phân loại lại: Sau khi thu hồi hàng vỏ lụa gia công sẽ được đưa vào CĐ 8 để thực hiện phân loại lại bằng máy và phần còn lại mà máy không xử lý được sẽ đưa qua CĐ 9 để phân loại tay.

 

* Công đoạn 10: Đóng gói (Hàng được xuất kho thành phẩm để đưa đi đóng gói theo hợp đồng bán hàng)

 

- Số HĐ              ngày tháng năm

 

- Khách Mua

 

- Grade: Loại hàng (có thể 1 hoặc nhiều loại)

 

- Số lượng

 

- Hàng được xuất kho từ kho … cây hàng số…, mã lô…, loại hàng, số lượng

 

* HÀNG NHÂN MUA THƯƠNG MẠI (hàng nhân điều mua lại từ công ty khác, có phân loại lại bằng máy ở CĐ 8 rồi mới nhập kho, có lô nhập thẳng kho Thành Phẩm. Đối với hàng phân loại lại bằng máy thì lại phát sinh hàng phân lại bằng tay và hàng cần cạo lụa lại)

 

+ Nhà cung cấp

 

+ Mã lô: loại hàng\tên NCC\ngày bán

 

+ Ngày

 

+ Loại hàng

 

+ Nguồn gốc hàng

 

+ Màu sắc

 

+ Độ ẩm

 

+ Chất lượng hàng

 

* Báo cáo:

 

- Báo cáo tuổi hàng theo thời gian

 

+ Các lô hàng nhập kho nhân trắng: trên 1 tháng (cảnh báo vàng), trên 2 tháng (cảnh báo đỏ).

 

+ Các lô hàng nhập kho nguyên liệu: trên 3 tháng (cảnh báo vàng), trên 5 tháng (cảnh báo đỏ).

 

- Báo cáo nhập – xuất – tồn kho theo lô, cây (nguyên liệu).

 

* App dùng để nhập liệu (chạy trên hệ điều hành Android): phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, xem báo cáo.

 

* Win dùng xem báo cáo kho và thực hiện phần hành kế toán – giá thành.

 

* Phân quyền truy cập dữ liệu theo kho.

 

III. KẾ TOÁN - GIÁ THÀNH

 

1. Kế toán chuẩn

 

2. Giá thành

 

- Tính giá thành thực tế theo phương pháp đích danh sản phẩm.

 

- Các loại chi phí sẽ phân bổ cho từng sản phẩm theo phương pháp đã khai báo. Các loại chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất bao gồm:

 

+ Chi phí NVL (621): xuất đích danh theo lô.

 

+ Chí phí nhân công (622): phân bổ theo 621.

 

+ Chi phí chung (627): phân bổ theo 621.

 

- Có xác định chi phí dở dang sau khi hoàn tất sản xuất sản phẩm.

 

- Báo cáo chi phí: Báo cáo chi tiết chi phí theo   từng sản phẩm - công trình, Tổng hợp chi phí theo sản phẩm - công trình, Tổng hợp doanh thu, chi phí theo sản phẩm.

 

- Báo cáo Giá thành sản xuất: Bảng phân bổ chi phí sản xuất, bảng cân đối yếu tố chi phí, bảng cân đối giá thành sản phẩm, báo cáo chi tiết giá thành, phân tích giá thành.

 


 

XIN CẢM ƠN!